Cách điều trị áp xe phổi

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Lâm sàng

Là hiện tượng nung mủ ở nhu mô phổi, không do lao, để lại một hay nhiều hang tân tạo sau khi mủ thoát ra ngoài qua đường dẫn khí. Có trường hợp mủ không thoát qua đường dẫn khí. Có trường hợp mủ không thoát ra ngoài vì đường dẫn khí bị bít lại, tạo nên trên hình ảnh một đám mờ đều giống như u phổi. Trường hợp này gọi là áp xe phổi thể giãn. Việc chẩn đoán phải dựa vào chọc hút qua thành ngực.

Đại cương áp xe phổi

2. Diễn biến

Áp xe phổi diễn biến qua 3 giai đoạn:

2.1 Giai đoạn viêm

Về lâm sàng và X quang giống như viêm phổi.

2.2 Giai đoạn nung mủ và ộc mủ

- Sốt cao

- Hơi thở hôi

- Ộc mủ, cần xét nghiệm về vi khuẩn, nấm, amip qua soi trực tiếp hoặc nuôi cấy.

- X quang: Có một hoặc nhiều ổ với mức nước, mức hơi ở nhu mô.

Các ổ này có thể hình tròn hoặc bầu dục, bờ viền dày.

Khi mủ không thoát ra ngoài trên Xquang nhu mô phổi có đám mờ đều giống như u phổi mà ta gọi là thể giả u

- Các xét nghiệm khác: Hồng cầu thường không thay đổi, bạch cầu tăng, máu lắng cao.

2.3 Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn lui bệnh với các tiêu chuẩn sau:

- Hết sốt, hơi thở không hôi, không ộc mủ, X quang trở lại bình thường hoặc để lại những vệt xơ, công thức máu, tốc độ máu lắng bình thường.

- Bệnh nếu được điều trị sớm, đúng cách có thể khỏi hoàn toàn sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu sau ba tháng bệnh không khỏi, gọi là áp xe phổi mạn tính, cần phải phẫu thuật.

II. ĐIỀU TRỊ

Áp xe phổi là một bệnh có tính chất nội ngoại khoa như đã nói ở trên.

Điều trị áp xe phổi

1. Điều trị nội khoa

- Việc sử dụng kháng sinh rất cần thiết dù bất kì nguyên nhân gì. Nên dùng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.

- Điều cần chú ý là sự ngấm thuốc vào các tổ chức phụ thuộc vào từng loại thuốc.

- Theo kinh nghiệm, thuốc ngấm vào các phủ tạng tối đa thường là các loại macrolid (erythromycin, Oleandomycin, piramycin), các loại cyclin và chloramphenicol.

- Ngoài ra có thể dùng các loại β-lactam (Penicillin, Cephalosporin), aminosid (Kanamycin, Gentamicin). Nếu dùng thấy ít hiệu quả phải tăng liều.

- Cần phối hợp kháng sinh để có tác dụng hỗ trợ và tránh các thuốc tương tác.

- Tránh hiện tượng kháng thuốc: Điều trị kháng sinh bao vây hoặc phòng ngừa là không hợp lí và rất nguy hiểm.

- Cũng cần chú ý đến độc tính của thuốc: Thuốc nào gây độc nhiều đều không được dùng.

- Kháng sinh có thể dùng đường toàn thân (tiêm bắp, tĩnh mạch, uống) hoặc đưa vào ổ áp xe sau khi chọc hút mủ. Nếu mủ đặc, bơm α chymotrypsin, hút rồi bơm kháng sinh thích hợp vào ổ mủ.

- Trường hợp do amip: Kháng sinh phối hợp với dehydro emetin là phương pháp rất tốt.

2. Dẫn lưu mủ

Thời gian ộc mủ cần được dẫn lưu

- Mủ ra được càng nhiều càng tốt (ở 2 cách)

- Dẫn lưu theo tư thế thích hợp, có thể phối hợp với vỗ rung lồng ngực.

- Chọc kim vào ổ mủ hút.

3. Ngoại khoa

Chỉ sử dụng khi áp xe trở thành mạn tính (trên 3 tháng điều trị nội khoa không kết quả) hoặc áp xe tái phát hoặc có di chứng gây bội nhiễm do aspegillus hoặc do u, do giãn phế quản khu trú.

Ngoại khoa nhằm bóc tách ổ mủ.

Viết bình luận