Cách điều trị tràn mủ màng phổi

I. ĐẠI CƯƠNG

Tràn mủ màng phổi là một thể tràn dịch màng phổi mà chọc hút xác định có dịch đục hoặc mủ về đại thể và trên vi thể thấy có mặt của bạch cầu đa nhân thoái hóa (loại trừ trường hợp tràn mủ mà nguyên nhân do lao thường không thấy có tạp khuẩn).

1. Tổn thương giải phẫu bệnh lí

Qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn lan tỏa

- Giai đoạn dính

- Giai đoạn đóng kén.

2. Về nguyên nhân

Thường do 3 nguyên nhân.

- Viêm nhiễm cận màng phổi (áp xe phổi, áp xe dưới hoành)

- Nhiễm khuẩn trực tiếp: Chấn thương, chọc dò bị bội nhiễm, thủ thuật ngoại khoa

- Nhiễm khuẩn vùng kế cận: Trung thất, thành ngực, viêm phúc mạc

Đại cương tràn mủ màng phổi

3. Lâm sàng và cận lâm sàng

- Hội chứng nhiễm khuẩn

- Hội chứng tại phổi

- Các ổ nhiễm khuẩn ngoài phổi:

- Nhiễm khuẩn răng miệng, nhiễm khuẩn mặt, ngoài da.

- X quang, có hình ảnh tràn dịch màng phổi.

- Công thức máu có bạch cầu tăng, máu lắng tăng.

- Dịch màng phổi đục, mùi thối.

- Xét nghiệm dịch có xác bạch cầu đa nhân thoái hóa, có vi khuẩn gây bệnh như Krebsiellea hoặc proteus, tụ cầu, phế cầu...

- Cấy máu có khi dương tính (tụ cầu - phế cầu) trong một số trường hợp.

II. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị toàn thân

1.1 Thiết lập lại cân bằng nước, điện giải và dinh dưỡng

Natri clorua 9‰ 1000ml/ngày

Glucose 5% 1000ml/ngày

Nhỏ giọt tĩnh mạch.

- Các dung dịch cao phân tử:

  • Hemacel 500ml/1 chai.
  • Intralipid loại 10%, 20% loại 250ml/chai
  • Moriamin 500 ml/1 chai nhỏ giọt tính mạch tuần từ 1 đến 2 chai.
  • Các vitamin: Phức hợp vitamin nhóm B.

Becozym (phức hợp vitamin B1, B2, B6 và PP), tiêm bắp ngày 2 ống (sáng, chiều).

1.2 Điều chỉnh lượng đường huyết ổn định ở bệnh nhân đái đường

Điều chỉnh lượng đường huyết ổn định ở bệnh nhân đái đường dựa vào kết quả đường máu và đường niệu hàng ngày. Cho insulin (nhanh hoặc chậm, tiêm dưới da. Trước các bữa ăn 30 phút đối với thể phụ thuộc insulin.

- Điều chỉnh lượng sulfamid chống đái tháo đường đối với thể không phụ thuộc insulin.

  • Oxy liệu pháp với bệnh nhân tràn mủ số lượng nhiều, tình trạng nhiễm khuẩn nặng 2 - 3 lít/phút thở ngắt quãng.
  • Vệ sinh thân thể, răng miệng hàng ngày.
  • Thay các sonde dẫn lưu bàng quang, ống nội khí quản (nếu có) thường xuyên, ngâm trong dung dịch Cidex để tránh nhiễm khuẩn chéo.

2. Điều trị kháng sinh

Nguyên tắc:

- Cho kháng sinh sớm, liều cao

- Cho phối hợp kháng sinh.

- Dựa vào kháng sinh đồ.

2.1 Kháng sinh

Kháng sinh thường được sử dụng nhiều nhất là:

- Penicillin G 20 triệu đơn vị

- Glucose 5% 500ml. Nhỏ giọt tĩnh mạch 30 giọt/ phút phối hợp với:

  • Gentamicin 80 mg 2 ống/ngày tiêm bắp cách nhau 8 giờ.
  • Flagyl (Klion, Metronidazol):
    • Viên 0,25 dùng 4 viên/ngày chia 2 lần.
    • Lọ 500mg dùng 2 lọ/ngày, truyền tĩnh mạch 20 giọt/phút.

Lưu ý:

Bệnh nhân có tiền sử dị ứng nên thận trọng với nhóm β-lactam.

- Theo dõi chức năng thận khi sử dụng nhóm aminosid như gentamicin, kanamycin.

- Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng và không dung nạp với nhóm β-lactam có thể cho:

  • Erythromycin 0,25 dùng 8 viên/ngày chia làm 4 lần cách nhau từ 4 đến 6 giờ.
  • Gentamicin 80mg dùng 2 ống/ngày tiêm bắp cách nhau 8 giờ một lần
  • Flagyl (Klion, Metronidazol):
    • Viên 0,25 4 đến 6 viên/ngày chia 2 lần.
    • Lọ 500mg 2 lọ nhỏ giọt tĩnh mạch.

- Thời gian dùng thường từ 1 tuần đến 10 ngày.

- Lưu ý: với Erythromycin có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn và nôn.

Trong những năm gần đây do sự kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng tăng nhất là nơi nhóm β-lactam đã xuất hiện nhiều thế hệ kháng sinh mới như nhóm Cephalosporin, quinolon, hoặc đối với nhóm β-lactam đã xuất hiện nhóm thuốc mới có gắn với acid clavulanic ức chế men β-lactamase của vi khuẩn ví dụ như thuốc Augmentin (CIBLOR).

- Augmentin (CIBLCOR): Amocicilin + acid clavulanic

  • Dạng viên nén 500mg 3 viên/ngày chia 3 lần.
  • Dạng tiêm 1g/lọ 2 lọ/ngày tiêm tĩnh mạch.
  • Cách nhau 6 giờ.

Hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch pha trong 250ml glucose đẳng đương truyền chậm 4 đến 6 giờ.

  • Zeclar 2 viên/ngày cách nhau 8 giờ.
  • Pyostacin 500mg/viên 6 viên chia 2 lần uống cách nhau 6 giờ/1 lần.
  • Cephalosporin

Điều trị tràn mủ màng phổi

Đối với cầu khuẩn Gram dương

  • Tụ cầu
  • Liên cầu
  • E.coli
  • P.Mirabilis
  • Klebsiella

- Có thể dùng cephalosporin thế hệ I hoặc II:

  • Cephaloridin (CEPORINE) 1 đến 2g tiêm tĩnh mạch 2 lần/ngày
  • Cephalotin (KEFLIN) lọ 1g ngày 2 lọ tiêm bắp hoặc Gnh mạch cách nhau 6 giờ.
  • Cephalotin (EFALOJECT) lọ 1g ngày 2g tiêm tĩnh mạch chậm chia 2 lần.
  • Cephalotin (KEFZOL) lọ lg ngày tiêm 2g chia 2 lần tiêm tĩnh mạch.

- Dạng thuốc viên uống:

Cefaclor, Cefadroxil (Oracefal) viên 500mg ngày 2 đến 4 viên chia 2 lần uống

- Phối hợp với:

  • Metronidazol 500mg/lọ, 2 lọ/ngày nhỏ giọt tĩnh mạch.
  • Gentamicin 80mg 2 ống/ngày tiêm bắp.

Nếu nguyên nhân do vi khuẩn kị khí:

- Cephalosporin thế hệ III (Cefobis, Claforan Fortum), tiêm bắp ngày 2g cách nhau 6 giờ.

Hoặc quinolon (Peflacin, Ciprofloxacin) 400 mg/1 ống Glucose 5% 250ml

Nhỏ giọt tĩnh mạch 20 - 30 giọt/phút

Phối hợp với: Metronidazol 500mg 2 lọ. Nhỏ giọt tĩnh mạch 20 giọt/phút

- Với nhiễm khuẩn bệnh viện, có thể sử dụng:

Piperacillin, imipenem, 5 - nitro - imidazol

2.2 Điều trị tại chỗ

- Dẫn lưu kín khoang màng phổi.

- Rửa màng phổi bằng huyết thanh mặn 9%c 500ml đến 1000ml/ngày cho đến khi dịch rửa trong.

  • Hyase (men Hyaluronidase) 5 đơn vị/ ống 1 - 2 ống/1 lần.
  • Men tiêu fibrin: α chymotrypsin 5mg/ống ngày 1 ống, cho trong 1 tuần.

3. Điều trị ngoại khoa

Chỉ định:

- Điều trị nội khoa mà ổ cặn màng phổi vẫn còn.

- Soi màng phổi để lau rửa ổ cặn màng phổi.

- Bóc màng phổi để giải phóng phổi.

- Cắt phổi vùng áp xe phổi mạn tính.

Viết bình luận