Cách điều trị tràn dịch màng phổi do lao

I. ĐẠI CƯƠNG

Tràn dịch màng phổi do lao là sự tiết dịch ở giữa lá tạng và lá thành do phản ứng miễn dịch kháng nguyên kháng thể hoặc vi khuẩn lao tổn thương viêm trực tiếp màng mao mạch của lá tạng màng phổi.

Đại cương tràn dịch màng phổi do lao

Lâm sàng:

- Khám:

Hội chứng 3 giảm, trung thất bị đẩy (tim bị đẩy) liên sườn giãn rộng, xương sườn nằm ngang, lồng ngực dô cao.

  • Xquang: Hình ảnh mờ đều, ranh giới giữa sáng và mờ là một đường cong Damoiseau, tim bị đẩy sang bên lành, khoang liên sườn giãn rộng, xương sườn nằm ngang.
  • Siêu âm: Thấy hình ảnh tràn dịch.
  • Chọc dò: có dịch

- Triệu chứng để khẳng định chắc chắn do lao nếu

  • Tìm thấy BK ở đờm hoặc ở dịch.
  • Tìm thấy tế bào bán liên, khổng lồ Langhans ở dịch hoặc sinh thiết màng phổi.
  • X quang: Nhìn thấy hình ảnh tổn thương lao.

Thực tế những triệu chứng này thường gặp 5% so với các trường hợp tràn dịch do lao. Vì vậy cần dựa vào triệu chứng sau:

- Triệu chứng nghĩ nhiều đến tràn dịch màng phổi do lao:

  • Thường màu vàng chanh (ít gặp: máu, mủ).
  • Tế bào dịch màng phổi: Đại bộ phận là lympho bào.
  • Mantoux (+)
  • Số lượng BC bình thường, đa nhân trung tính bình thường nhưng lympho bào tăng.
  • Tốc độ máu lắng tăng cao: giờ thứ nhất ≥ 30 mm, giờ thứ hai ≥ 40 mm
  • Gặp nhiều ở người trẻ tuổi.
  • Sốt nhẹ, vừa về chiều và đêm.
  • Điều trị thử thuốc chống lao: khỏi.

II. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

- Điều trị hóa trị liệu chống lao phải có ít nhất 3 loại phối hợp, trong ba loại đó cần có một loại diệt vi khuẩn lao.

- Bắt buộc phối hợp thuốc chống viêm và giảm phản ứng miễn dịch bằng corticoid, α chymotrypsin.

- Chọc tháo dịch màng phổi, bơm α chymotrypsin hoặc depersolon, hoặc streptomycin vào màng phổi sau khi tháo dịch.

- Điều trị tấn công 2 tháng, duy trì 4 tháng, theo dõi hai năm.

2. Điều trị cụ thể

2.1 Thuốc

Các loại thuốc chống lao, đường dùng, liều lượng, tác dụng phụ xem bảng sau đây:

Tên thuốc

Đường dùng

Liều lượng cho 1 ngày

Tác dụng phụ

l. INH (Phtyson) diệt VK lao

Uống 1 lần vào buổi sáng

5mg/kg cân nặng uống 1 lần

Viêm thần kinh, độc với gan

2. Rifampicin (Rimactan tubocin diệt VK)

Uống trước khi ăn

10mg/kg cân nặng uống 1 lần

Suy gan: vàng mắt, vàng da, nôn, buồn nôn, dị ứng

3. Ethambutol

Uống

20 - 25mg/kg

Ảnh hưởng thị lực

4. Streptomycin (ức chế VK lao)

Tiêm bắp

1 g/ngày

Ảnh hưởng ốc tai tiền đình gây điếc

5. Astionamid (Rigenicid) (ức chế)

Uống

0,75g (uống phối hợp với thuốc khác)

Nôn, buồn nôn, suy gan

6. Prothionamid: ức chế, VK lao (Tebeform)

Uống

0,75g (uống phối hợp với thuốc khác)

Nôn, buồn nôn, suy gan

7. Cycloserin ức chế VK lao

Uống

0,75g - 1g

Rối loạn hệ thần kinh trung ương

8. Kanamycin

Tiêm bắp

1g

Độc ốc tai

9. Acid paraaminosalysyl (P.A.S).

Uống hoặc tiêm T/M hoặc nhỏ giọt

8 - 24g

Rối loạn dạ dày ruột

10. Pyrazinamid

Uống

1,5 - 2g

Tổn thương gan, thận, khớp

11. Viomycin (Viocin)

Tiêm bắp

1g

Độc thận (suy thận)

12. Thiosemicarbason (Thiacetazon)

Uống

0,l - 0,15g

Viêm da, suy gan, rối loạn dạ dày

2.2 Phác đồ điều trị theo Boston (Mỹ)

Ưu tiên điều trị cao nhất:

- Trường hợp 1:

+ Xét nghiệm BK (+) trong quần thể kháng thuốc cao

  • 2HRZE (hoặc S)/4 RH
  • 2HRZE (hoặc S)/4 R3H3
  • 2HRZE (hoặc S)/6 HT
  • 2HRZE (hoặc S)/6 HE
  • 6H3R3Z3E3 (hoặc S)

+ Xét nghiệm BK (+) trong quần thể kháng thuốc thấp 2HRZ/4RH hoặc như trên

- Trường hợp 2: BK phết phiến kính (-) cấy (+) (giống trường hợp 1)

- Trường hợp 3: Kết quả cấy, phết đều âm tính, Xquang phổi bất thường.

Ưu tiên điều trị trung bình: Điều trị như trường hợp một nhưng chấm dứt điều trị sau 4 tháng.

Chú thích kí hiệu:

Kí hiệu: 2HRZE/4RH:

  • Con số 2: tấn công 2 tháng
  • Con số 4: duy trì 4 tháng

Chữ:

  • H: INH
  • R: Rifampicin
  • Z: Pyrazinamid
  • E: Ethambutol

Kí hiệu: 6H3R3Z3E3: Tấn công 6 tháng mỗi loại cách 3 ngày-uống 1 lần.

Điều trị tràn dịch màng phổi do lao

2.3 Thuốc chống viêm và chống dị ứng (giảm miễn dịch)

- Corticoid: Chỉ dùng khi xét nghiệm BK âm tính nên dùng ngay từ ngày đầu khi bị tràn dịch màng phổi

- Prednisolon 5mg x 4 - 6v/ngày x 10 ngày (uống)

Sau đó: 2 - 4 v/ngày x 10 ngày, sau đó: 1 - 2 v/ngày x 10 ngày rồi ngừng uống

- α chymotrypsin 1 lọ tiêm bắp/ngày x 10 ngày hoặc 6 viên/ngày x 10 ngày

2.4 Chọc tháo dịch màng phổi

Chọc tháo dịch màng phổi (bắt buộc phải chọc tháo)

- Lượng dịch ít: Cách 3 ngày chọc 1 lần

- Lượng dịch trung bình: Cách 1 ngày chọc 1 lần.

- Lượng dịch nhiều: Ngày nào cũng chọc tháo sau khi chọc tháo bơm vào màng phổi:

  • α chymotrypsin x 1 ống
  • hoặc prednisolon 30mg x 1 ống
  • hoặc streptomycin 1g x 1 ống

2.5 Điều trị triệu chứng

- Đau ngực: Dùng thuốc giảm đau nhóm không steroid

Ví dụ:

  • Efferal gan codein 2v/ngày x 5 ngày
  • Seduxen 5mg x 1 v/ngày x5 ngày

- Sốt: Hạ nhiệt bằng: paracetamol 0,5 x 2v/ngày

- Khó thở: Chọc tháo dịch

2.6 Điều trị biến chứng

Dày dính màng phổi:

- Nếu dày dính ít: Tập thở theo phục hồi chức năng

- Dày dính nhiều: Phẫu thuật

III. PHÒNG BỆNH

- Sau khi điều trị hết dịch cần theo dõi 2 năm bằng chụp phim định kì 1 tháng hoặc 2 tháng 1 lần.

- Hướng dẫn và theo dõi cách sử dụng thuốc phòng lao.

Viết bình luận