Cách điều trị áp xe gan amip

I. ĐẠI CƯƠNG

Trong những năm gần đây điều trị áp xe gan do amíp đã có nhiều tiến bộ đáng kể, đã làm đảo lộn chiến lược điều trị từ một bệnh điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật trở thành một bệnh điều trị chủ yếu bằng nội khoa. Đó là nhờ:

- Sự ra đời các máy siêu âm chẩn đoán.

- Các thuốc chống amip mới có hiệu quả

- Sự hiểu biết mới: Giai đoạn viêm gan thực tế không có trong lâm sàng, khi có biểu hiện đầu tiên đã là giai đoạn áp xe rồi.

Đại cương áp xe gan amip

II. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

1. Phát hiện sớm, điều trị sớm.

2. Điều trị nội khoa trước, nếu không kết quả mới phẫu thuật. Nếu phải mổ, vẫn phải dùng thuốc triệt để.

3. Điều trị triệt để, tiêu diệt amip ở gan và cả ở ruột để dự phòng tái phát.

III. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

1. Dùng thuốc chống amip đơn thuần

1.1 Chỉ định

Ổ áp xe không quá lớn (khổng lồ) chung quanh 10cm.

Bệnh nhân đến sớm: Không quá 1 tháng.

Trước đây theo quy định của thế giới khi ổ áp xe dưới 6cm thì dùng thuốc trước, hiện nay quy định này đã được mở rộng hơn, có những trường hợp ổ áp xe trên 10cm dùng thuốc chống amip vẫn có thể khỏi.

1.2 Thuốc nhóm nitroimidazol (Klion, flagyl...)

- Thuốc nhóm nitroimidazol (Klion, flagyl...) có thể tiêm hoặc uống loại uống:

  • Flagentyl (Senidazol) 1,5g/ngày x 5 ngày/ uống.
  • Fasigyne (Tinidazol) 1,5 - 2g/ngày x 3 - 4 ngày/ uống.
  • Flagyl, Klion: 1,5g/ngày x 8 ngày hoặc 2g/ngày x 5 mg ngày/uống.
  • Omidazol 1g - 1,5g/ngày x 3 ngày.
  • Dehydroemetin: 1 - 2mg/kg /ngày hoặc 0,08g/ngày x 8 - 10 ngày. Nhiều nước không còn dùng thuốc này nữa.
  • Chloroquin (Nivaquin) 0,4g/ngày x 8 - 10 ngày.

Chloroquin bao giờ cũng dùng sau cùng. Thường dùng loại nitroimidazol đường uống trước, không uống được mới phải dùng loại tiêm. Không nhất thiết phải dùng cả hai loại nitroimidazol và dehydroemetin. Công thức dùng thuốc: nitroimidazol (uống, nếu không uống được thì tiêm)

- Thuốc diệt amip ruột (kể cả kén): Intetrix: viên 300mg 4 viên/ngày x 10 ngày.

Điều trị áp xe gan amip

2. Chọc hút mủ phối hợp dùng thuốc chống amip

- Chỉ định:

  • Ổ áp xe quá to trên 1cm
  • Đến muộn trên 2 tháng
  • Dùng thuốc nitroimidazol không kết quả

- Cách chọc:

  • Chọc mù
  • Chọc qua soi ổ bụng: Hiện rất ít dùng
  • Chọc dưới sự hướng dẫn của siêu âm: Tốt nhất vì chính xác nhất.

- Số lần chọc: Đa số chỉ chọc 1 lần, nhiều nhất chỉ nên chọc 5 lần cách nhau 5 - 7 ngày.

3. Mổ dẫn lưu phối hợp dùng thuốc

Chỉ định:

- Khi có biến chứng vờ (trừ vỡ vào phổi, không nhất thiết phải mổ)

- Dọa biến chứng

- Ô áp xe quá to (khổng lồ) thành mỏng, ở vị trí nguy hiểm (gan trái, lồi xuống mặt dưới gan.)

- Khi điều trị như trên mà không kết quả.

Viết bình luận