Cách điều trị chứng ỉa chảy mạn tính

I. ĐẠI CƯƠNG

Tiêu hoá bình thường là sự phối hợp hoạt động của 4 yếu tố: Hấp thu của ruột, sự tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá, sự bài tiết các dịch tiêu hoá, và nhu động của ruột. Khi có sự mất cân bằng giữa các yếu tố trên sẽ dẫn đến ỉa chảy. Nguyên nhân dẫn đến ỉa chảy có rất nhiều. Do đó phạm vi bài này chỉ nói đến điều trị triệu chứng ỉa chảy và đề phòng những hậu quả của nó, mà không nói đến điều trị nguyên nhân, nghĩa là làm thế nào để cầm được ỉa chảy.

Khi điều trị chứng ỉa chảy kéo dài phải phân biệt hai loại ỉa chảy: ỉa chảy thực sự và ỉa chảy giả. Ỉa chảy giả hay gặp ở người táo bón, xen kẽ với táo bón có những đợt ỉa chảy, ở những người có khối u ở đại tràng cũng có thể ỉa chảy giả dưới dạng đi ngoài ra chất nhầy phân nát. Nếu ta tìm cách cầm ỉa chảy ở những người ỉa chảy giả sẽ làm tăng táo bón, như vậy sẽ làm tăng ỉa chảy chứ không cầm được ỉa chảy.

Đại cương chứng ỉa chảy mạn tính

II. NGUYÊN TẮC

1. Như trên đã nói, ỉa chảy mạn tính thường do 4 cơ chế gây ra. Do đó phải tìm cách điều hoà các cơ chế đó. Tuy nhiên không phải bất cứ ỉa chảy mạn tính nào cũng đều do cả 4 cơ chế đó gây ra, mà thường chỉ có một hoặc hai cơ chế mà thôi. Do đó, phải xem cơ chế nào là chính gây ra ỉa chảy mà điều hoà cơ chế đó.

2. Việc sử dụng kháng sinh cần thận trọng, Khác với ỉa chảy cấp tính phần lớn do vi khuẩn hoặc virus gây ra, trong ỉa chảy mạn tính, nguyên nhân do vi khuẩn ít gặp, nếu có cũng chỉ là nguyên nhân phụ. Nếu sử dụng kháng sinh không đúng, tiêu diệt hết các loại vi khuẩn đường ruột thì lại làm cho ỉa chảy nặng lên.

3. Trong điều trị ỉa chảy cấp tính, việc bồi phụ nước và điện giải là rất cần thiết và cấp bách, phải thực hiện ngay. Trong ỉa chảy mạn tính, bệnh nhân đã có thời gian để tự thích nghi, nên việc bồi phụ nước và điện giải không phải là cấp bách, trừ trường hợp nặng., Việc bồi phụ nước và điện giải trong trường hợp này chủ yếu là để nuôi dưỡng.

4. Chế độ ăn kiêng thích hợp là rất quan trọng. Có nhiều trường hợp chỉ cần chế độ ăn thích hợp cũng đủ để cầm ỉa.

III. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ

1. Các thuốc làm chậm nhu động ruột

Phần lớn là các thuốc có nguồn gốc opium:

- Paregoric (cồn opium benzoic 50%)

  • Người lớn 1 - 2 thìa canh mỗi ngày
  • Trẻ em: Tuỳ theo tuổi, từ 30 tháng trở lên từ 1/4 đến 4 thìa cà phê mỗi ngày.

- Aco din 10mg (Codethyllin acodin và codein), Terpincodein 5mg, Tercodin dung dịch mỗi cùi thìa canh chứa 15mg codein

Đó là những thuốc giảm ho long đờm nhưng cũng có tác dụng cầm ỉa chảy. Khi dùng thuốc này cần chú ý:

  • Chỉ có tác dụng với ỉa chảy nhẹ và vừa.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi.

Liều lượng: Người lớn 30 - 40mg/ngày Trẻ em trên 8 tuổi: bằng nửa liều người lớn.

- Loperamid HCl và tropin (Imodium ) viên 2mg. Ngoài tác dụng làm chậm nhu động ruột nó còn có tác dụng chống bài tiết làm giảm khối lượng phân. Imodium có tác dụng tốt với ỉa chảy nặng, nhiều lần trong ngày.

Liều lượng: Thay đổi từ 1 - 6 viên/ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ của ỉa chảy.

- Diphenoxylat và atropin (diarsed) viên 2,5mg diphonoxylat và 0,02mg atropin.

Liều lượng: từ 1 - 8 viên/ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Trẻ em trên 30 tháng bằng 1/2 liều người lớn.

- Chống chỉ định: Thuốc có alropin nên có chống chỉ định trong trường hợp có glaucome và to tiền liệt tuyến.

Điều trị chứng ỉa chảy mạn tính

2. Các thuốc băng bó và làm săn niêm mạc ống tiêu hóa

- Đất sét (Actapulgit , Smecta...) 2 - 4 gói/ngày

- Polyvidon , polyrolidon (Bolinan) viên 2g 2 - 4 viên/ngày

- Gelotanin: gói 0,5 người lớn 4 - 8 gói/ngày. Trẻ em 1/2 gói đến 3 gói/ngày.

- Gelopectose: Chỉ dùng cho trẻ nhỏ hoặc mới sinh, 1 cùi thìa súp mỗi ngày (tương đương 7g) lá ổi non, nước sắc búp ổi cũng có nhiều tanin có thể dùng được.

3. Tiệt khuẩn ruột

Dùng các thuốc từ nhẹ đến nặng:

- Berberin, Guanidan, Biseptol, Intetrix, 5 metronidazol.

- Các sản phẩm chứa sacharomyces boulardi và lacto bacillus: Ultraleure, Bioflor (Sace boulardi) Lacteol, Bactisubtil, Antibio.

4. Bồi phụ nước và điện giải

Khi cần thiết mới phải truyền tĩnh mạch, nếu không dùng qua đường uống cũng đủ. Cần chú ý ba điện giải chính: Na, Ca và K. Các chất dịch: muối đẳng trương 0,9% - đường glucose 5%

5. Chế độ ăn uống

- Trong thời gian đi ỉa chảy cần ăn kiêng: Gia vị, rau hoa quả, đồ uống có hơi, sữa béo, mỡ

- Nên ăn: Cháo, cơm với thịt lợn nạc, thịt bò, nước rau luộc

Ngoài thời gian ỉa chảy: Tự bản thân người bệnh tìm ra thức ăn thích hợp và thức ăn không thích hợp để tránh.

Viết bình luận