Cách điều trị trĩ hậu môn
Mục lục nội dung
I. ĐẠI CƯƠNG
Trĩ là một bệnh phổ biến, do giãn tĩnh mạch ở ống hậu môn trong hoặc ngoài cơ thắt, cũng giống như giãn tĩnh mạch ở chân hoặc ở nơi khác. Nhưng giãn tĩnh mạch trĩ có liên quan chủ yếu đến yếu tố gia đình và bẩm sinh. Còn giãn tĩnh mạch ở chi thường là do cơ học.
Hậu quả của trĩ là chảy máu và sa niêm mạc trực tràng.
II. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA
1. Trĩ không biến chứng
1.1 Trong cơn cấp tính
Trong cơn cấp tính: Khi đang chảy máu.
Dùng các thuốc làm bền thành mạch và tăng thẩm tính của thành mạch.
- Đó là:
- Yếu tố P hay rutin
- Flavonoid
- Ginkobiloba
- Ngoài những hoạt chất chính trên đây, trong các biệt dược người ta còn thêm các chất phụ như heparin, phenylbutazon, các thuốc gây tê giảm đau. Dạng bào chế: Viên nang để uống, viên đạn đặt hậu môn và dạng nước.
- Chỉ định điều trị: Trĩ độ I, II, III đang chảy máu.
- Biệt dược: Ginkor procto, Ginkor fort: 3-4 v/ngày trong 7 ngày, uống hoặc viên đạn đặt hậu môn. Daflon 500: đang cơn cấp tính: 6 v/ngày trong 4 ngày, sau đó 4v/ngày. Ngoài cơn: 2v/ngày
- Midy (viên đạn) 2 v/ngày nhét hậu môn sáng và chiều tối. Có thể dùng thuốc mờ midy bôi vào hậu môn thay cho viên đạn.
- Preparation H veinotonic (Diosmin) viên 300mg 4 - 6 viên/ngày
- Preparation: viên đạn, thuốc mỡ: Đặt hậu môn 2 lần/ngày (sáng, tối).
- Các thuốc phụ: Proctolog, Titanorein
Tiêm xơ: Theo phương pháp cổ điển của Benoaude mục đích để gây xơ tận gốc búi tri.
- Chỉ định: Trĩ độ I, II, III
- Chất gây xơ:
- Quinin ure
- Dầu phenol 5%
- Cồn tuyệt đối polidocanol
- Dung dịch muối ưu trương.
- Kết quả: Với trĩ độ III chỉ làm cầm chảy máu, búi trĩ ít khi nhỏ lại. Với trĩ độ I, II có thể làm búi trĩ nhỏ lại hoặc biến mất.
Dòng điện cao tần áp tại chỗ:
- Dòng điện này làm tăng dần dần nhiệt độ tại chỗ đủ gây đông máu trong sâu và xơ hoá búi trĩ, không đau. Với cường độ 14 - 18mA phải mất 8 - 10 phút. Phải làm nhiều lần.
- Kết quả: Làm cầm chảy máu ngay, làm nhỏ búi trĩ nhưng với trĩ độ III tỉ lệ nhỏ búi trĩ thấp
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su:
- Dùng một dụng cụ đặc biệt có lắp sẵn vòng cao su, kẹp hoặc hút búi trĩ lên rồi đẩy vòng cao su vào chân búi trĩ. Mỗi búi trĩ chỉ cần thắt 1 lần là hết.
- Đối với trĩ độ III thì phương pháp này không thực hiện được.
Thuốc y học cổ truyền:
- Bài thuốc cầm máu: Có tác dụng cầm máu tốt không kém các thuốc tây, nhưng không làm nhỏ búi trĩ.
- Thuốc bôi làm rụng trĩ: Có thể làm rụng trĩ, nhưng có nhược điểm gây đau và biến chứng hẹp hậu môn.
1.2 Ngoài cơn cấp tính
- Chống táo bón: chế độ ăn nhiều xơ, nhiều hoa quả, thuốc chống táo.
- Kiêng ăn các chất kích thích: ớt, hạt tiêu, rượu.
- Chế độ làm việc: tránh ngồi nhiều, đứng nhiều
- Khi đi ngoài: không rặn nhiều
- Không dùng giấy hoặc vật cứng để chùi, nên rửa bằng nước sạch.
- Tránh nhiễm khuẩn tiêu hóa: ỉa chảy, lị, nếu có phải điều trị ngay.
2. Trĩ có biến chứng
- Viêm hậu môn: Gây đau, chảy nước, ngứa. Nên dùng các loại thuốc trên nhưng dưới dạng viên đạn, thuốc mỡ, có thể phối hợp với Proctolog, Titanorein.
- Huyết khối: Điều trị như trên, thêm các thuốc giảm đau đường uống: Aspirin, Efferalgan codein... Heparin tại chỗ, chymotrypsin nếu không có kết quả thì phải mổ rạch lấy huyết khối.
- Sa trực tràng: Ngoài các thuốc trên, cần kết hợp các biện pháp khác:
- Ngâm hậu môn nước nóng hàng ngày để chống phù nề.
- Mỗi khi sa cần đẩy ngay vào.
- Tập vận động cơ nâng hậu môn.
- Phẫu thuật: Chỉ định:
- Trĩ độ III: Điều trị nội khoa trĩ độ III chỉ có thể cầm máu, rất ít trường hợp búi trĩ nhỏ lại.
- Trĩ có biến chứng:
- Chảy máu kéo dài, điều trị nội khoa không kết quả
- Chảy máu nặng
- Huyết khối
- Nghẹt trĩ
Viết bình luận