Cách xử trí và theo dõi khi bị Sốc
Mục lục nội dung
Sốc là tình trạng thiếu tưới máu tổ chức nguyên nhân tuần hoàn có thể cuối cùng dẫn đến hội chứng suy đa phủ tạng. Vì vậy cần chẩn đoán sớm để điều trị sớm. Sốc có nhiều nguyên nhân, sốc tim, sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ...
Mỗi loại sốc lại có đặc điểm riêng. Khi đang có sốc không nên vận chuyển bệnh nhân.
Lâm sàng:
- Mặt tái tím, tím các đầu chi, trên da có những mảng thâm tím, ấn vào thì nhạt đi và chậm trở lại như cũ.
- Da lạnh, người lạnh, vã mồ hôi.
- Mạch nhanh, huyết áp hạ, kẹt và dao động. Có khi không có mạch và HA.
- Nhịp thở nhanh.
- Vô niệu: dưới 30 ml trong 3 giờ đầu.
- Điện tim: Sóng Tâm hoặc dẹt. Đoạn ST âm ở các chuyển đạo.
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm:
- Âm: Sốc giảm thể tích máu, sốc nhiễm khuẩn.
- Bình thường hay tăng
Sốc do tim (suy tim cấp, ép tim)
Sốc có suy thận, lăng thể tích máu.
I. XỬ TRÍ
1. Thở oxy mũi
2. Đặt ngay catheter tĩnh mạch trung tâm, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm (TMTT)
3. Truyền dịch
Bất kì loại dung dịch đẳng trương nào có dưới tay, trừ dung dịch ưu trương.
- Tốc độ truyền nhanh 500 - 1000 ml, lúc đầu truyền trong 15-30 phút.
- Sốc do tim hoặc có suy thận: Truyền chậm 5 - 7 giọt/phút để duy trì đường vào tĩnh mạch.
- Khối lượng: Dựa vào áp lực TMTT và huyết áp:
+ Huyết áp hạ, áp lực TMTT âm: Tiếp tục truyền nhanh.
+ Huyết áp 60 - 90 mmHg, áp lực TMTT dương trên 7 cm H2O: Giảm bớt tốc độ truyền.
+ Truyền máu nếu có sốc mất máu phối hợp với truyền dịch.
4. Đặt catheter vào bàng quang theo số lưựng nước tiểu làm bilan sốc
Chỉ định dùng thuôc vận mạch
5. Nếu huyết áp vẫn không lên, áp lực TMTT lên quá 7
- Giảm bớt lượng truyền và dịch truyền.
- Cho vào lọ dung dịch glucose 5% 500ml: Noradrenalin 1 - 2 mg hoặc dopamin 200 mg.
Duy trì huyết áp tối đa xung quanh 100 mmHg. Có thể truyền nhiều lần.
Nếu vẫn không có kết quả, truyền tĩnh mạch:
Dobutamin 5-10 mcg/kg/phút cuối cùng là adrenalin 0,03 - 0,3 mcg/phút.
Nếu là sốc phản vệ phải dùng ngay adrenalin rồi mới truyền dịch.
6. Hô hấp nhân tạo ngay nếu có rối loạn hô hấp
7. Dùng kháng sinh nếu là sốc nhiễm khuẩn
8. Truyền natri bicarbonat nếu pH dưới 7,2
9. Tiêm tĩnh mạch
- Heparin 10.000 đ.v nếu có đông máu rải rác trong lòng mạch (fibrinogen giảm, tiểu cầu giảm, ethanol dương).
Tiêm lại 5000 đ.v sau 6 giờ.
- EAC 4 - 8 g ngày 2 - 3 lần, fibrin 1 - 4 g ngày nếu chỉ có fibrinogen giảm.
10. Trong mọi trường hợp cần tìm ngay nguyên nhân để giải quyết sớm
Ép tim: tháo dịch màng ngoài tim
- Chảy máu: cầm máu.
- Sốc phản vệ: Adrenalin, hydrocortison.
- Sốt rét ác tính: Artesunat tĩnh mạch.
- Có suy thận: Furosemid, lọc màng bụng, thận nhân tạo.
- Nhiễm khuẩn: kháng sinh, corticoid.
II. THEO DÕI
1. Duy trì huyết áp tối đa
1.1 Xung quanh 100 mmHg, áp lực TMTT dưới 7 cm H₂O ở người có huyết áp trước kia bình thường, thí dụ 120/80 mmHg.
1.2 Ở người thường xuyên có tăng huyết áp phải duy trì con số huyết áp bằng 2/3 con số cũ. Thí dụ, nếu huyết áp cũ là 210/120 phải duy trì HA ở mức độ 150/90, 160/100 mmHg.
1.3 Ở người thường xuyên có hạ huyết áp, bình thường 90/60 phải duy trì khoảng 80/60mmHg.
Ở lứa tuổi 60, nếu không biết rõ số huyết áp từ trước phải đưa huyết áp lên khoảng 145/90mmHg
2. Lượng nước tiểu phải đạt trên 50 ml/giờ.
Viết bình luận