Tràn khí màng phổi toàn bộ - Đặc điểm, chẩn đoán & cách điều trị

Mục lục nội dung

Nhận biết và chuẩn đoán tràn khí màng phổi

I. ĐẠI CƯƠNG

- Đặc điểm:

  • Xuất hiện đột ngột
  • Ngạt thở nhanh chóng
  • Cần dẫn lưu nhanh trước khi chuyển viện.

- Chẩn đoán:

  • Đau ngực.
  • Khó thở
  • Lồng ngực bên tràn khí giãn, di động kém.
  • Gõ trong, RRPN giảm, rung thanh tăng.
  • Các triệu chứng của tràn khí màng phổi (TKMP) nặng (suy hô hấp, trụy mạch, bệnh phổi có trước)

Điều trị tràn khí màng phổi

II. ĐIỀU TRỊ

- Chọc hút bằng kim

  • Chỉ định: TKMP nhẹ, khi cấp cứu chưa kịp hoặc ở nơi không đặt được ống dẫn lưu
  • Kĩ thuật: Chọc liên sườn 2 đường giữa xương đòn, dùng 1 bơm tiêm to để hút khí
  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít biến chứng
  • Nhược điểm: Lưu lượng nhỏ, không dẫn lưu được

Cần theo dõi tái phát

- Dẫn lưu màng phổi:

  • Các loại ống dẫn lưu: Catheter, ống dẫn lưu có nòng kim loại. Chọc thăm dò bằng kim loại. Dùng dao nhọn rạch da 3-5cm trên đường nách giữa, liên sườn V hoặc VI sát bờ trên xương sườn. Tiếp theo, dùng kéo tách các thớ cơ liên sườn. Chọc thủng lá thành của màng phổi, thấy hơi xì ra. Luồn ống thông dẫn lưu vào màng phổi, nối đầu ngoài ông thông với một ông nội tới một bình chứa rồi tới máy hút
  • Hút dẫn lưu màng phổi liên tục, áp lực hút -25cmH2O

- Cách dẫn lưu khí đơn giản: Nối ống dẫn lưu với một ống thủy tinh cắm vào một lọ dung dịch sát khuẩn. Cột nước trong ống dẫn lưu sẽ là van một chiều. Đặt lọ nước tháp cách mặt giường ít nhất 30cm.

- Theo dõi:

  • Ống dẫn lưu tắc dùng bơm tiêm to hút. Nếu không có hiệu quả thì rút ống thông ra vài centimet.

Viết bình luận