Sốc phản vệ là gì? Cách điều trị khi bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một tai biến bất ngờ có thể xảy ra bất kì lúc nào ở người đang dùng thuốc hoặc thức ăn lạ và có thể gây tử vong, SPV phải được xử trí tại chỗ. Chuẩn bị túi cấp cứu SPV là cần thiết.

Sốc phản vệ là gì Cách điều trị khi bị sốc phản vệ

Chẩn đoán: Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên (thuốc, thức ăn...) hoặc muộn hơn, xuất hiện:

  • Choáng váng, vật vã, giãy giụa, có khi co giật
  • Tụt huyết áp, mạch nhanh, trụy mạch, có thể ngừng tim
  • Đôi khi khó thở kiểu hen, khó thở thanh quản (hay gặp ở ở em) hoặc xuất huyết tiêu hoá
  • Có thể mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay.

I. NGUYÊN TẮC

- Phải xử trí ngay tại chỗ

- Cho bệnh nhân nằm và ngừng ngay thuốc đang dùng bằng bất kì đường nào (tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi) với bất kì loại thuốc nào (kể cả các dung dịch cao phân tử hoặc các dẫn chất của máu).

II. ĐIỀU TRỊ

Theo dõi và điều trị cho bệnh nhân sốc phản vệ

1. Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ

Adrenalin dung dịch 1/1.000 ống 1ml=1mg, tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau:

  • 0,5 - 1mg ở người lớn
  • Không quá 0,3mg ở trẻ em (pha loãng 1/10.000)

Hoặc adrenalin 0,01 mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.

  • Tiếp tục tiêm adrenalin liều như trên 10-15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường.
  • Ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần. Nằm nghiêng nếu có nôn.

Ở người lớn có thể tiêm adrenalin dung dịch 1/10.000 qua tĩnh mạch đùi, bơm qua ống nội khí quản hoặc bơm qua màng nhẫn giáp, nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong. Liều lượng mỗi lần tiêm: 0,3 - 0,5mg.

2. Xử trí suy hô hấp

Thông thường sau khi tiêm adrenalin tình trạng suy hô hấp sẽ cải thiện ngay.

Nếu vẫn không đỡ:

Tùy theo tình huống và mức độ khó thở có thể sử dụng các biện pháp sau đây:

+ Thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu nếu có ngừng thở. Phối hợp thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực nếu có ngừng tim.

Nếu SPV xảy ra tại bệnh viện: Đặt ống nội khí quản, bóp bóng Ambu có oxy hoặc thông khí nhân tạo. Mở khí quản nếu có phù thanh môn.

+ Truyền tĩnh mạch chậm: Salbutamol 0,02mg/kg/giờ hoặc terbutalin 0,2 microgam/kg/phút.

+ Tại chỗ có thể dùng:

  • Terbutalin 0,5mg, 1 ống dưới da ở người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6-8 giờ nếu không đỡ khó thở.
  • Xịt họng terbutalin, salbutamol mỗi lần 4-5 nhát bóp, 4-5 lần trong ngày.

3. Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch adrenalin để duy trì huyết áp

Bắt đầu bằng 0,1 microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp.

4. Các thuốc khác

- Methylprednisolon 1mg/kg/giờ hoặc hydrocortison hemisuccinat 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Dùng liều cao hơn nếu sốc nặng (gấp 2-5 lần).

- Natri chlorua 0,9% 20ml/kg ở trẻ em, 1-2 lít ở người lớn.

- Diphenhydramin 1mg/kg tiêm bắp hay tĩnh mạch hoặc promethazin 0,5mg/kg tiêm tĩnh mạch.

5. Điều trị phối hợp

Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc. Có thể tiêm adrenalin phía trên chỗ tiêm, chích.

Chú ý:

  • Liều adrenalin trung bình để cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ là 5-7 mg
  • Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch đùi (vì tĩnh mạch to, nằm phía trong động mạch đùi, dễ tìm)
  • Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và adrenalin thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất kì dung dịch cao phân tử nào sẵn có, nhưng vẫn coi chừng vì các dung dịch này cũng có thể gây sốc phản vệ.
  • Điều dưỡng có thể sử dụng adrenalin dưới da theo phác đồ khi y, bác sĩ không có mặt.
  • Hỏi kĩ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng là cần thiết. Đa số các chuyên gia y tế trên thế giới và ưong nước không cho test bì là cần thiết.

NỘI DUNG HỘP THUỐC CẤP CỨU CHỐNG SỐC PHẢN VỆ

A. Cần có:

  1. Adrenalin 1mg=1ml: 2 ống
  2. Nước cất 10ml: 2 ống
  3. Bơm, kim tiêm (dùng 1 lần) 10ml: 2 cái
  4. Hydrocortison hemisuccinat l00g hoặc methylprednisolon (salbutamol 40mg hay depersolon 30mg): 2 ống
  5. Phương tiện khử khuẩn (bông, băng, cồn, 1 chun)

B. Các dụng cụ khác, nôn có ở các phòng điều trị

  1. Bơm xịt salbutamol hoặc terbutalin
  2. Bóng Ambu và mặt nạ
  3. Ống nội khí quản
  4. Than hoạt.

Viết bình luận