Viêm tụy cấp - Đặc điểm, chẩn đoán và cách xử trí

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Đặc điểm

- Cần được vận chuyển bằng xe cấp cứu tới khoa HSCC vì hay có trụy mạch và rối loạn hô hấp.

- Các biểu hiện lâm sàng chỉ có giá trị định hướng nghi ngờ viêm tụy cấp, xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị quyết định chẩn đoán.

- 90% cần hồi sức nội khoa, 10% phải phẫu thuật vì biến chứng.

- Nguyên nhân: sỏi mật người nghiện rượu thường gặp nhất.

Đặc điểm, chẩn đoán viêm tụy cấp

2. Chẩn đoán

Lâm sàng: Chỉ nghi ngờ. Cần phân biệt với nhồi máu cơ tim thành sau dưới.

Đau thượng vị dữ dội, đau xuyên ra sau lưng, thường xảy ra sau khi ăn no rượu say, đôi khi có phản ứng thành bụng nhưng lại không sốt, đôi khi có các vết tím, điểm sườn thắt lưng đau. Thăm trực tràng: bình thường không đau.

Thường có sốc.

Cận lâm sàng:

- Amylase máu tăng ít nhất trên 4 lần bình thường, nhưng có thể bình thường. Amylase niệu tăng.

- X quang:

Chụp phổi tìm ARDS, tràn dịch màng phổi và loại trừ viêm phổi.

Chụp bụng không chuẩn bị: Có hình ảnh tắc ruột do liệt ở hạ sườn trái.

Siêu âm tụy và đường mật để loại trừ viêm túi mật.

CT Scan có giá trị quyết định.

II. CÁCH XỬ TRÍ

1. Tại chỗ

Nếu có sốc:

- Đặt kim tĩnh mạch ngoại biên, truyền dịch, tiêm thuốc giảm đau (Spasfon 1 ống, tiêm tĩnh mạch).

- Vận chuyển sớm đến khoa HSCC.

Xử trí viêm tụy cấp

2. Tại khoa HSCC

- Đặt ống thông dạ dày, hút dịch vị.

- Đặt catheter TMTT hồi phục thể tích máu.

- Truyền dịch.

Ngày 1:

  • Huyết tương 1500ml + máu nếu cần
  • Glucose 5% 2500ml + 10g NaCl + 1g CaCl2
  • Natri bicarbonat 1,4% 1000 ml
  • Cho thêm kali chlorua 1g/1 nếu bệnh nhân đái được 1 lít.

Ngày 2:

  • Huyết tương 1000ml + máu nếu cần
  • Glucose 5% 2000ml + 8 g NaCl + 1g CaCl2
  • Natribicarbonat 1,4% 500 ml + 4 g KCl cho mỗi lít nước tiểu.

Ngày 3:

  • Huyết tương 500ml + máu nếu cần
  • Glucose 5% và natri bicarbonat 1,4% như ngày 2.

Các ngày sau:

Truyền dịch theo yêu cầu dựa theo áp lực TMTT và huyết áp, nước tiểu. Lượng máu và huyết tương bằng 10 - 20% tổng số dịch.

- Chống sốc bằng dopamin, dobutamin, noradrenalin.

- Giảm đau bằng:

  • Spasfon 3 - 4 ống/ngày tĩnh mạch.
  • Visceralgin tĩnh mạch theo yêu cầu

- Theo dõi các biến chứng:

  • Áp xe, XHTH, PPC, suy đa phủ tạng, hoại tử tụy.
  • Ô mủ trong phúc mạc: siêu âm, CT Scanner

- Phẫu thuật:

  • Nếu có biến chứng ổ bụng: Thủng, nhiễm khuẩn...
  • Cắt cơ tròn Oddi bằng nội soi để lấy sỏi

- Kháng sinh

Tiếp tục nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch khi amylase máu trở lại bình thường nhưng chưa có dấu hiệu nhu động ruột.

Viết bình luận