Xuất huyết tiêu hóa - Đặc điểm, chẩn đoán và cách xử trí

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Đặc điểm

Xuất huyết tiêu hoá cần được vận chuyển cấp cứu ngay tới khoa HSCC song song với việc hồi sức và truyền dịch.

Đặc điểm, chẩn đoán xử trí cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao

3 nguyên nhân thường gặp là:

  • Loét dạ dày - tá tràng.
  • Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Tổn thương dạ dày - tá tràng cấp tính nhất là do stress.

Cần có ống soi mềm để tìm nguyên nhân.

2. Chẩn đoán

- Lâm sàng thường rõ nếu thấy nôn máu, phân đen.

- Nếu nghi ngờ: Đặt ống thông dạ dày và thăm trực tràng.

- Ước lượng mức độ mất máu: Hạ huyết áp, sốc.

- Tìm nguyên nhân qua hỏi bệnh và thăm khám: Tiền sử loét dạ dày - tá tràng, nghiện rượu, khám gan, dùng thuốc hại dạ dày (aspirin, corticoid...).

II. CÁCH XỬ TRÍ

1. Tại chỗ

Đặt một kim tĩnh mạch ngoại biên truyền 1 lọ dung dịch mặn NaCl 0,9%.

2. Tại xe cấp cứu

Truyền một loại dung dịch cao phân tử (Hemacel) để duy trì huyết áp tối đa là 100 mmHg.

Nếu huyết áp giảm: Bệnh nhân nằm đầu thấp chân kê cao (bằng chiếc gối to), thở oxy 6 - 8 lít qua mũi.

3. Tại bệnh viện

Xử trí cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao

- Hồi phục thể tích tuần hoàn bằng truyền máu.

- Soi dạ dày là cơ bản, cần làm ngay ở bệnh nhân không có rối loạn huyết động. Nếu có chảy máu có thể làm xơ ngay.

- Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản: Nếu không có nội soi gây xơ được, đặt một ống thông Blake-More

- Trong khi chờ đợi: Tiêm tĩnh mạch 1 - 2mg Glypressin, 4h/lần nếu không có chống chỉ định.

Các xét nghiệm cần làm ngay sau đó:

  • CTM, tiểu cầu, hematocrit, nhóm máu - Rh, đông máu
  • Đo các khí trong máu, urê, đường máu.

Chống chỉ định dùng Glypressin:

  • Tuyệt đối: sốc nhiễm khuẩn, có thai.
  • Tương đối: Suy mạch vành, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, không được điều trị, suy tuần hoàn não, hen phế quản, suy hô hấp, suy thận, tuổi trên 70.

Chú ý:

  • Rửa dạ dày chỉ thấy nước trong chưa loại trừ được chảy máu tá tràng.
  • Không soi dạ dày nếu đang sốc.

Viết bình luận