Cơn nhịp tim nhanh - Đặc điểm, chẩn đoán và cách điều trị

I. ĐẠI CƯƠNG

Chuẩn đoán cơn nhịp tim nhanh

1. Đặc điểm

- Gọi là cơn nhịp tim nhanh (CNTN) khi tần số tim đột ngột lên quá 120 lần/phút.

- CNTN phải được xử trí ngay để tránh rối loạn huyết động.

- CNTN có suy tim, sốc hoặc ngất phải được vận chuyển bằng ô tô cấp cứu đến khoa HSCC.

2. Chẩn đoán

- Hỏi kĩ tiền sử:

  • Ở người trẻ: CNTN trên thất, do hẹp van hai lá.
  • Ở người già: CNTN trên thất do nhồi máu cơ tim, suy mạch vành.

- Triệu chứng chủ quan: Khó chịu, trống ngực, vã mồ hôi, buồn nôn, khó thở.

- Nghe tim: Đập nhanh, đều hoặc không đều (rung nhĩ).

- Bắt mạch: Mạch đôi khi chậm hơn nhịp tim, khoảng 75 đến 150 '/phút

- Điện tim:

  • QRS mảnh < 0,10 s: CNTN trên thất.
  • QRS rộng > 0,12 s: CNTN thất hoặc trên thất có bloc nhánh cơ năng.
  • Nhịp không đều: Rung nhĩ.
  • Có thể thấy dấu hiệu nhồi máu cơ tim: hình ảnh QS.
  • Xoắn đỉnh: Nhịp không đều, QRS giãn rộng, các đợt sóng cao nhọn vặn quanh đường đẳng điện lên trên và xuống dưới.

II. XỬ TRÍ

Xử trí cơn nhịp tim nhanh

1. Tại nhà

- Tốt nhất là ghi được điện tim.

- Xử trí nguyên nhân nếu là CNTN xoang.

- Dùng các thử nghiệm đối giao cảm: Ấn nhãn cầu, xoa xoang cảnh, uống nước lạnh.

- Ở người có tuổi: Trinitrin xịt hay ngậm dưới lưỡi.

- Nhịp không đều (rung nhĩ): Digoxin uống 0,4 mg 1 viên hoặc tiêm tĩnh mạch.

2. Tại bệnh viện

- Ghi ngay điện tim, theo dõi bằng monitor, chuẩn bị máy làm sốc điện.

- Lấy máu xét nghiệm kali, CPK, CPKMB, khí trong máu, chụp tim phổi.

- Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch.

Dựa trên điện tim, xử trí theo quy trình dưới đây:

Quy trình xử trí con nhịp tim nhanh có QRS nhỏ hơn 0,10 giây

Quy trình xử trí con nhịp tim nhanh có QRS lớn hơn 0,12 giây

Viết bình luận